Da nhiễm corticoid là tình trạng tổn thương da do lạm dụng các sản phẩm chứa corticoid, thường gặp khi sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc. Đây là một vấn đề da liễu nghiêm trọng, gây ra nhiều hệ lụy như mẩn đỏ, giãn mao mạch, mụn viêm, thậm chí là teo da. Việc hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục sẽ giúp bạn bảo vệ làn da và khôi phục sức khỏe da một cách hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, Cindeltox sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn da nhiễm corticoid là gì cũng như cách cái thiện tình trạng này nhé.
Da nhiễm corticoid là gì?
Da nhiễm corticoid là hiện tượng da bị bào mòn, tổn thương từ sâu bên trong và viêm mạn tính do tích tụ độc tố do lạm dụng thuốc bôi ngoài da và mỹ phẩm có chứa corticoid trong thời gian dài. Mức độ nhiễm corticoid da phụ thuộc vào thời gian sử dụng, nồng độ corticoid và tình trạng da của từng người.
Nguyên nhân dẫn đến da nhiễm corticoid
- Sử dụng quá nhiều thuốc có chứa corticosteroid trong thời gian dài để điều trị các bệnh về da như viêm da cơ địa, vẩy nến,… Bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc không theo đơn hoặc không tuân thủ theo khuyến cáo điều trị của bác sĩ, gây tổn thương nghiêm trọng cho da.
- Sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, thuốc y học cổ truyền,… có chứa corticosteroid trên thị trường.
Dấu hiệu nhận biết da nhiễm corticoid
Độ 1
Tổn thương mức độ 1 là nhẹ, sử dụng corticosteroid ngắn hạn với nồng độ thấp. Ở giai đoạn này, bề mặt da đỏ, bong tróc và ngứa.
Độ 2
Ở cấp độ 2, da đã bắt đầu bị nhiễm trùng và hoại tử. Các dấu hiệu bao gồm: Da xuất hiện các mụn nước như bỏng và tổn thương lan rộng khắp mặt. Khi các mụn nước vỡ ra, chúng gây đau, ngứa và mủ. Do đó, nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, da sẽ bị tổn thương, kèm theo tình trạng đỏ và thâm kéo dài sau khi các mụn nước khô.
Độ 3
Nếu sử dụng corticosteroid ở nồng độ cao liên tục trong thời gian dài (6 tháng trở lên), tổn thương sẽ thấm sâu vào hệ thống mao mạch dưới da. Bệnh nhân sẽ thấy da luôn đỏ, khô, nóng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Ngoài ra, da luôn trong trạng thái căng và phù nề do giữ nước trong da, kèm theo cảm giác ngứa ran.
Độ 4
Khi da bị nhiễm corticosteroid ở mức độ 4, bạn sẽ thấy các triệu chứng như da nhờn bất thường (khi đột ngột ngừng sử dụng corticosteroid, cơ thể rơi vào tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động, sản sinh dầu thừa gây tắc nghẽn lỗ chân lông), mụn trứng cá nhiều, sưng tấy lan rộng ra toàn bộ khuôn mặt, ngứa và đau rát.
Độ 5
Đây là giai đoạn nặng nhất của da bị nhiễm corticoid, với triệu chứng đỏ liên tục kèm theo cảm giác nóng rát, mao mạch giãn rộng và đau ngay cả khi không chạm vào. Đồng thời, bệnh nhân cũng thấy da khô, bong tróc, đóng vảy. Xuất hiện nhiều mụn nước, gây đau, kèm theo dịch vàng và mủ.
Cách phục hồi da nhiễm corticoid
Ngưng dùng các sản phẩm chứa corticoid
Việc đầu tiên mà bệnh nhân cần làm khi da có dấu hiệu nhiễm corticoid là giảm sự phụ thuộc của da vào thuốc. Bệnh nhân nên kiểm soát liều corticoid theo mức giảm dần trước khi dừng hẳn để tránh tình trạng sốc da. Bởi vì việc cắt giảm liều corticoid đột ngột có thể gây ra tình trạng mụn trứng cá bùng phát dữ dội dễ dẫn đến tình trạng viêm da nghiêm trọng. Quá trình này sẽ giúp phục hồi làn da bị nhiễm corticoid một cách an toàn và hiệu quả.
Tập trung làm sạch da
Trong quá trình điều trị da nhiễm corticoid, điều quan trọng là phải chú trọng vệ sinh và giữ da sạch sẽ, khô ráo. Bởi vì lúc này da yếu và bị viêm do mụn cũng như các tổn thương khác, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Do đó, việc giữ gìn vệ sinh da là rất quan trọng. Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý lựa chọn các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ cho da và hạn chế tối đa các thành phần có thể gây kích ứng hoặc làm tổn thương tình trạng da hiện tại.
Bổ sung dưỡng chất
Corticoid tồn tại trong da từ lâu, gây tổn thương da và mất cân bằng các chất dinh dưỡng trên da. Do đó, trong quá trình điều trị phục hồi, bạn nên bổ sung các sản phẩm tăng cường chất dinh dưỡng cũng như giúp da tái tạo và phục hồi khỏe mạnh hơn. Bạn có thể ưu tiên các sản phẩm chăm sóc da có chứa vitamin (B5, E, C, …), kẽm hoặc các loại amino axit thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào.
Điều trị bằng thuốc
Ngoài việc chăm sóc da, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giúp giảm viêm, giảm đau hoặc hỗ trợ quá trình phục hồi của vùng da bị nhiễm corticoid. Một số bệnh nhân có dấu hiệu nấm da cũng được kê đơn thuốc chống nấm. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tùy tiện sử dụng thuốc để điều trị vì tùy theo tình trạng và mức độ nhiễm corticoid mà bác sĩ sẽ kê đơn liều dùng phù hợp.
Trị liệu da chuyên sâu
Liệu trình chăm sóc da chuyên sâu giúp cải thiện và phục hồi làn da khỏe mạnh bằng phương pháp vi tiêm. Phương pháp xâm lấn này sẽ đưa các nguyên tố vi lượng, thuốc, vitamin,… vào da giúp thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo tế bào da. Bệnh nhân nên điều trị tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Kết luận
Da nhiễm corticoid là một tình trạng tổn thương nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể khắc phục nếu phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp điều trị. Việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da an toàn, uy tín và xây dựng thói quen dưỡng da khoa học là chìa khóa để bảo vệ làn da khỏe mạnh. Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm corticoid, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời.